Trang chủ Blog Vay tín chấp là gì? Ưu, nhược điểm vay tín chấp ngân hàng

Vay tín chấp là gì? Ưu, nhược điểm vay tín chấp ngân hàng

15/07/2024

Các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay cung cấp đa dạng các sản phẩm vay tín chấp (Cho vay không cần Tài sản bảo đảm) hấp dẫn giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, kịp thời mà không cần tài sản bảo đảm. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vay tín chấp là gì, điều kiện và quy trình vay tín chấp ngân hàng, mời bạn tham khảo trong phần nội dung tiếp theo của bài viết sau từ LPBank.

Lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ của LPBank.

1. Vay tín chấp là gì?

Khái niệm vay tín chấp hiện nay chưa được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Có thể hiểu vay tín chấp là hình thức cho vay vốn không cần Tài sản bảo đảm (TSBĐ), đơn vị cho vay khi đó dựa vào lịch sử tín dụng, năng lực tài chính của khách hàng để quyết định hạn mức cho vay phù hợp. 

Khách hàng khi vay tín chấp có thể dùng khoản tiền vay vốn được cho nhiều mục đích khác nhau như mua sắm, du lịch, tân trang nhà cửa, du học và chi trả cho các nhu cầu khác trong đời sống hằng ngày.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều cung cấp các gói vay tín chấp cho khách hàng không có tài sản bảo đảm. LPBank cung cấp đa dạng các sản phẩm vay tín chấp như cho vay tiêu dùng linh hoạt, vay sinh viên khởi nghiệp… dành cho các khách hàng cá nhân, đáp ứng nhu cầu vay kịp thời, linh hoạt.

Vay tín chấp là hình thức vay vốn được ưa chuộng hiện nay do khách hàng không cần thế chấp tài sản 

Vay tín chấp là hình thức vay vốn được ưa chuộng hiện nay do khách hàng không cần thế chấp tài sản 

2. Ưu điểm và nhược điểm của vay tín chấp

Hình thức vay không cần Tài sản bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho khách hàng, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm, cụ thể:

2.1. Ưu điểm 

Hình thức cho vay không cần Tài sản bảo đảm mang lại nhiều ưu điểm nổi bật, cho phép khách hàng tiếp cận nguồn vốn một cách đơn giản, nhanh chóng và kịp thời, cụ thể:

  • Không cần tài sản đảm bảo: Khách hàng có thể vay vốn một cách dễ dàng, thuận tiện mà không cần thế chấp các tài sản cá nhân của mình như đất đai, nhà ở, xe… Do đó, hình thức vay này phù hợp với nhiều đối tượng, thủ tục dễ dàng, giải ngân nhanh chóng. 
  • Các sản phẩm vay linh hoạt: Tương tự với vay thế chấp, hình thức vay không tài sản bảo đảm ngân hàng cho phép sử dụng khoản vay vào nhiều mục đích khác nhau như mua sắm, du lịch, sửa chữa nhà cửa, chữa bệnh… Nhiều ngân hàng cung cấp các sản phẩm vay cụ thể cho từng mục đích khác nhau với hạn mức hấp dẫn.
  • Thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng: Do không cần tài sản bảo đảm, thủ tục vay tín chấp được chuẩn bị đơn giản với các loại giấy tờ đơn giản. Khách hàng chỉ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định, đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng. Quy trình vay vốn được thực hiện nhanh chóng tại các Chi nhánh/Phòng giao dịch hoặc Ngân hàng số tuỳ từng ngân hàng và sản phẩm vay giúp tối ưu thời gian và chi phí di chuyển.

2.2. Nhược điểm

Tuy nhiên, do không yêu cầu tài sản bảo đảm, hình thức vay này tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Thời hạn vay ngắn: Khách hàng không thể vay dài hạn khi vay tín chấp ngân hàng do không có tài sản bảo đảm cho khoản vay, thời hạn vay chỉ từ 1 – 5 năm tùy sản phẩm vay. Do đó, hình thức vay tín chấp không phù hợp với những người muốn vay vốn cho mục đích làm ăn, kinh doanh lâu dài.
  • Hạn mức vay bị hạn chế: Hạn mức vay không tài sản bảo đảm thường phụ thuộc vào thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng, có thể thấp hơn so với các hình thức vay khác.  

3. Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp

Vay tín chấp (vay không cần Tài sản đảm bảo) và vay thế chấp (cần Tài sản đảm bảo) là 2 hình thức vay khác nhau, cụ thể ở bảng dưới đây:

Đặc điểm so sánh Vay tín chấp Vay thế chấp
Hình thức vay Không cần tài sản bảo đảm cho khoản vay Cần tài sản bảo đảm cho từng sản phẩm vay như nhà cửa, ô tô, giấy tờ có giá…
Thủ tục vay Đơn giản, chỉ yêu cầu nộp hồ sơ tín dụng và xác minh các thông tin về thu nhập. Phức tạp hơn, bao gồm khảo sát tài sản, định giá, thẩm định và đăng ký tài sản.
Lãi suất  Thường cao hơn vay thế chấp Thường thấp hơn vay tín chấp
Hạn mức Thông thường thấp hơn hình thức vay thế chấp Có thể lên đến 100% giá trị tài sản thế chấp
Thời hạn vay Thời hạn vay ngắn (thường dưới 5 năm) Thời hạn vay lâu dài (có thể lên đến 20 – 30 năm tùy theo quy định của từng ngân hàng)

Với những điểm khác nhau trên, việc lựa chọn vay không TSBĐ hay vay có TSBĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Mục đích vay: Nếu bạn cần một khoản tiền nhỏ để chi tiêu cá nhân trong thời gian ngắn, vay tín chấp là lựa chọn phù hợp. Còn trường hợp bạn cần một khoản tiền lớn để mua nhà hoặc đầu tư, vay thế chấp sẽ là lựa chọn tốt hơn với hạn mức cao cùng thời hạn vay lâu dài.
  • Khả năng tài chính: Nếu bạn có thu nhập ổn định và lịch sử tín dụng tốt, bạn có thể cân nhắc lựa chọn vay vốn theo hình thức vay tín chấp để giải quyết nhu cầu tài chính ngay lập tức. Nếu bạn có tài sản giá trị để thế chấp và muốn vay lâu dài với hạn mức cao hơn, bạn có thể lựa chọn hình thức vay thế chấp.
  • Lãi suất: Mỗi ngân hàng sẽ có quy định về lãi suất vay khác nhau, do đó, bạn cần so sánh lãi suất của các ngân hàng để chọn được gói vay có lãi suất ưu đãi nhất.

4. Điều kiện vay tín chấp ngân hàng

Điều kiện vay tín chấp sẽ có sự khác nhau với từng ngân hàng, tuy nhiên, khách hàng có nhu cầu vay vốn cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản dưới đây.

  • Khách hàng là công dân Việt Nam có nhu cầu vay vốn.
  • Khách hàng từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Người có lịch sử tín dụng tốt, không mắc nợ xấu.
  • Người vay cần đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng.
  • Hồ sơ vay cần chuẩn bị: 
    • Giấy tờ tùy thân: CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực.
    • Giấy tờ chứng minh khả năng chi trả: Bảng lương/Hợp đồng lao động; sao kê tài khoản; cà vẹt xe; hoá đơn điện; hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; sao kê thẻ tín dụng; hợp đồng tín dụng… 
    • Giấy tờ khác theo quy định của từng ngân hàng.

5. Quy trình vay không TSBĐ tại ngân hàng

So với vay thế chấp ngân hàng, hình thức vay không TSBĐ có quy trình đơn giản và nhanh chóng hơn. Mỗi ngân hàng sẽ có một quy trình vay tín chấp riêng, tuy nhiên đều tuân theo các bước cơ bản sau: 

  • Bước 1: Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng. 
  • Bước 2: Khách hàng có nhu cầu vay tín chấp nộp hồ sơ đã chuẩn bị, điền biểu mẫu vay tín chấp theo yêu cầu của ngân hàng.
  • Bước 3: Xét duyệt hồ sơ và phê duyệt khoản vay
    • Tùy vào từng ngân hàng mà trong khoảng 3-5 ngày, hồ sơ của bạn sẽ được ngân hàng xem xét và xét duyệt.
    • Nếu hồ sơ của bạn đáp ứng đủ các yêu cầu, ngân hàng sẽ thông báo về việc phê duyệt khoản vay, cùng với các điều khoản và điều kiện cụ thể.
  • Bước 5: Ký hợp đồng vay và giải ngân
    • Sau khi chấp thuận, bạn cần đến ngân hàng để ký kết hợp đồng vay với ngân hàng. Ngân hàng sẽ chuyển khoản số tiền vay vào tài khoản của bạn.
    • Thời gian giải ngân có thể khác nhau tùy vào từng ngân hàng, thông thường từ 1 – 3 ngày.

Quy trình vay tín chấp ngân hàng diễn ra nhanh chóng với thủ tục đơn giản

Quy trình vay tín chấp ngân hàng diễn ra nhanh chóng với thủ tục đơn giản

6. 4 lưu ý cần biết khi vay tín chấp

Vay không tài sản bảo đảm là hình thức vay vốn tiện lợi, tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau để quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi, hạn chế rủi ro:

6.1. Cần tìm hiểu kỹ về lãi suất vay tín chấp

Lãi suất vay tín chấp thông thường không cố định mà có thể thay đổi khá thường xuyên. Mức độ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Chính sách của ngân hàng: Mỗi ngân hàng có chính sách riêng về lãi suất vay, và họ có thể điều chỉnh lãi suất theo tình hình thị trường và tình hình kinh tế chung. 
  • Chính sách tiền tệ của Nhà nước: Các quyết định về lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
  • Điều kiện của người vay: Lãi suất vay tín chấp cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện của người vay như: thu nhập, nghề nghiệp, lịch sử tín dụng…
  • Thời điểm vay: Lãi suất có thể thay đổi theo từng thời kỳ trong năm, hoặc theo các sự kiện kinh tế lớn.

Khách hàng nên tìm hiểu các quy định về lãi suất của từng sản phẩm vay và từng ngân hàng trước khi quyết định vay tín chấp ngân hàng để vay vốn hiệu quả.

6.2. Không vay tín chấp tại các tổ chức giả mạo, không uy tín

Hiện nay, nhiều kẻ giả mạo là nhân viên các ngân hàng uy tín, đăng tải các gói cho vay không tài sản bảo đảm với mức lãi suất “cực thấp” nhằm mục đích trục lợi, lừa đảo. Bạn cần nâng cao cảnh giác để không bị sập bẫy và dính vào các khoản vay tín dụng đen, không minh bạch.

6.3. Thanh toán khoản vay đúng hạn

Việc thanh toán các khoản vay đúng hạn rất cần thiết do điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sử tín dụng của bạn. Do đó, bạn cần thanh toán đúng hạn để tránh phát sinh phí phạt và ảnh hưởng đến khả năng vay vốn sau này.

6.4. Không vay vượt quá khả năng chi trả

Khách hàng nếu vay vượt quá khả năng chi trả dễ rơi vào tình trạng nợ xấu khi không thể chi trả cho các khoản vay, dẫn đến nhiều rủi ro tài chính nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng tình hình tài chính và nhu cầu vay của bản thân trước khi đưa ra quyết định vay tín chấp.

Cân nhắc tình hình tài chính của bản thân để lựa chọn các khoản vay phù hợp, không vay quá nhiều vượt quá khả năng chi trả

Cân nhắc tình hình tài chính của bản thân để lựa chọn các khoản vay phù hợp, không vay quá nhiều vượt quá khả năng chi trả

7. Giới thiệu sản phẩm vay tín chấp tại LPBank

  • LPBank là ngân hàng uy tín, cung cấp nhiều giải pháp vay hiệu quả với nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng mức lãi suất tốt:
  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng: Khách hàng không cần chuẩn bị quá nhiều giấy tờ phức tạp khi vay tín chấp, giúp tối ưu thời gian chuẩn bị. Quy trình xét duyệt hồ sơ được thực hiện nhanh chóng chỉ từ 5 – 7 ngày sau khi nộp hồ sơ, cho phép khách hàng tiếp cận nguồn vốn kịp thời.
  • Lãi suất cạnh tranh: LPBank thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi với lãi suất hấp dẫn, giúp khách hàng giảm gánh nặng về tài chính. Thông tin về lãi suất cho từ sản phẩm vay được công khai rõ ràng trên website và các kênh thông tin chính thức của LPBank, dễ dàng so sánh và lựa chọn.
  • Sản phẩm cho vay đa dạng:
    • Các sản phẩm cho vay tiêu dùng: Dành cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua sắm, du lịch, sửa chữa nhà cửa…
    • Cho vay sinh viên khởi nghiệp: Sản phẩm vay nhằm hỗ trợ sinh viên tiếp cận nguồn vốn kịp thời để thực thi các dự án, ý tưởng khởi nghiệp với mức cho vay lên đến 100.000.000 VNĐ.
    • Cho vay hưu trí: Sản phẩm vay dành riêng cho người đã nghỉ hưu, giúp khách hàng có một cuộc sống thư thả, an nhàn.
    • LPBank còn cung cấp nhiều sản phẩm vay tín chấp khác dành cho từng đối tượng khách hàng cụ thể như nhân viên bưu điện, cho vay thông qua tổ hưu trí…
  • An toàn, bảo mật: LPBank đảm bảo bảo mật thông tin khách hàng một cách tối đa bằng hệ thống bảo mật kỹ càng và liên tục được nâng cấp, giúp khách hàng yên tâm khi thực hiện vay vốn tại ngân hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng tận tình: Khách hàng sẽ được đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ trong suốt quá trình vay. Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận các điểm giao dịch của LPBank để được hỗ trợ nhờ hệ thống điểm giao dịch phủ sóng 63 tỉnh thành. (Chi nhánh LPBank).

>>> Tìm hiểu chi tiết các sản phẩm vay tại LPBank Tại đây

LPBank mang đến nhiều sản phẩm vay tín chấp với lãi suất hấp dẫn dành  cho các khách hàng cá nhân

LPBank mang đến nhiều sản phẩm vay tín chấp với lãi suất hấp dẫn dành  cho các khách hàng cá nhân

Trên đây là những thông tin cơ bản về vay tín chấp là gì cũng như ưu, nhược điểm và một số lưu ý trong quá trình vay. Hình thức vay không tài sản bảo đảm mang đến nhiều lợi ích nổi bật, là giải pháp tài chính hiệu quả, giúp quý khách hàng tiếp cận đến nguồn vốn kịp thời, dễ dàng mà không cần tài sản bảo đảm.

Thông tin nêu trong bài viết được cập nhật vào tháng 10/2024 và có thể thay đổi tùy theo từng thời kỳ và theo quy định của từng ngân hàng, nếu bạn đang quan tâm đến hình thức vay tín chấp và các sản phẩm vay mà LPBank cung cấp, quý khách hàng có thể liên hệ tới LPBank theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ:

Đăng kí tham gia chương trình khuyến mãi


Tôi là *: Khách hàng cá nhânKhách hàng doanh nghiệp

Nhập dãy số bên dưới *